Icon menu

Blog

Text to Speech - Giải pháp cho thư viện trong thời đại công nghệ 4.0

calendar
31/5/2024

Với sự phát triển của Trí tuệ nhân tạo AI, con người đã biến những dòng văn bản đơn thuần, khô khan, chán ngắt trở nên sinh động, hấp dẫn bằng giọng đọc máy tự nhiên. Text to Speech đã và đang được ứng dụng rất nhiều ở các lĩnh vực khác nhau. Trong đó, việc áp dụng vào lĩnh vực thư viện được coi như là một giải pháp mới.

Sách nói - xu hướng phát triển của các thư viện trong tương lai.

Hơn 7.100 Sách Nói Hình Minh Họa ảnh, hình chụp & hình ảnh trả phí bản  quyền một lần sẵn có - iStock

Sách nói ra đời thật sự phù hợp với thị hiếu của người dùng. Nó mang lại sự tiện lợi trong cuộc sống, và có thể thức thức cuốn sách mình yêu thích ở mọi lúc mọi nơi. Mặt khác, một số người nghe sách nói là một cách giúp thư giãn hiệu quả, vừa có thể nghe sách, vừa làm những công việc khác. Do ảnh hưởng bởi xu hướng sử dụng sách nói trên thế giới, Việt Nam là một nước có tiềm năng về mô hình sách nói rất lớn. Bởi Việt Nam là một đất nước hiếu học, thói quen đọc sách là thói quen từ ngàn đời nay được xây dựng qua các thập kỷ. Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh chóng của các thiết bị di động như điện thoại thông minh cũng là điều kiện thuận lợi cho phép sách nói phát hành và tiếp cận ngày càng nhiều đối với độc giả. Tại Việt Nam hiện nay, sách nói được khai thác trong thư viện chủ yếu dành cho người khiếm thị.

Một số thư viện đã bắt đầu khai thác công nghệ vào trong thư viện như: Thư viện Hà Nội... Để bắt kịp xu hướng với thế giới và cạnh tranh với các ứng dụng sách nói thì các thư viện nên triển khai hệ thống sách nói. Bên cạnh việc phục vụ tài liệu dạng văn bản quá nhiều chữ thì có thể thêm sách nói giúp bạn đọc có nhiều sự lựa chọn hơn. Việc áp dụng sách nói vào trong các thư viện sẽ giúp tối ưu được quá trình phục vụ, phát triển thư viện, thu hút nhiều bạn đọc sử dụng các dịch vụ.

Timi
FTECH-AI

Muốn tìm hiểu thêm về Ftech AI

FTECH-AI